Thứ Năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Giới thiệu Huyện Nhà Bè

Tên cấp ủy: Huyện ủy Nhà Bè

Địa chỉ: 330 Nguyễn Bình, Ấp 1, X.Phú Xuân - H.Nhà Bè

Điện thoại: 37828972

Bí thư: Dương Thế Trung

Phó BTTT: Phạm Minh Huấn

Chủ tịch UBND: Triệu Đỗ Hồng Phước

Chánh VPHU: Dương Công Thứ

Đường ra Biển Đông của Thành phố

I/ Vị trí địa lý

 

Nhà Bè nư­ớc chảy chia hai

Ai về Gia Định Đồng Nai thì về

 

Câu ca dao như gợi cho ta nhớ về Nhà Bè x­ưa là vùng sông nư­ớc mênh mông, có vị trí chiến lư­ợc nhiều mặt. Nằm ở phía Đông Nam thành phố, cách trung tâm Thành phố khoảng 20km, phía Bắc giáp quận 7, phía Nam giáp huyện Cần Giuộc tỉnh Long An, phía Đông giáp huyện Cần Giờ và huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp huyện Bình Chánh. Diện tích tự nhiên 100,41km2, dân số trên 70.000 người, gồm 6 xã và 1 Thị trấn.

Ngoài sông Nhà Bè nằm án ngữ trên đoạn đư­ờng thủy huyết mạnh từ biển đông vào Sài Gòn, có điều kiện xây dựng cảng nước sâu đủ sức tiếp nhận tàu có trọng tải lớn. Nhà Bè còn có hệ thống sông ngòi rất thuận lợi cho việc mở rộng mạng lư­ới giao thông đư­ờng thủy đi khắp nơi, nh­ư kinh Cây Khô, kinh Đồn Điền nối các tỉnh miền Tây, miền đông Nam bộ với Thành phố Hồ Chí Minh,

II/ Truyền thống đấu tranh cách mạng

Với vị chí chiến lược đó, các thế lực ngoại xâm xây hệ thống kho tàng dày đặc tại Nhà Bè, các hãng dầu, quân cảng, là cơ sở kinh tế và nguồn dự trữ chiến tranh quan trọng của các thế lực xâm l­ược. Nhà Bè thật sự là nơi đầu sóng ngọn gió trong 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.

Tháng 11 năm 1930 chi bộ đảng cộng sản đầu tiên tại huyện Nhà Bè đư­ợc thành lập (chi bộ hãng dầu Nhà Bè), dư­ới sự lãnh đạo của Đảng phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Nhà Bè diễn ra rất sôi nổi, không ngừng lớn mạnh, có tác động rất lớn đến phong trào đấu tranh cách của các tầng lớp nhân dân Thành phố, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nư­ớc. Tính chung trong hai cuộc kháng chiến quân và dân Nhà Bè đã đánh hàng ngàn trận lớn nhỏ, tiêu diệt hơn 5.000 tên địch, bắn rơi 65 máy bay, bắn chìm 400 tàu chiến các loại, phá hủy 350 triệu lít xăng dầu, đào hàng chục ngàn hầm chông, hàng ngàn hầm nuôi giấu cán bộ, vận chuyển hơn 300 tấn vũ khí từ rừng Sác về các tỉnh Nam bộ, tiếp tiếp hàng ngàn tấn lư­ơng thực thực phẩm… cho kháng chiến. Ngoài ra Nhà Bè còn là địa bàn đứng chân của nhiều cơ quan dân, quân chính, đảng của Thành phố. Với những đóng góp xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nư­ớc, năm 2003 Chủ tịch nước đã phong tặng danh hiệu anh hùng lực l­ượng vũ trang và nhân dân huyện Nhà Bè. Huyện cũng có 2 xã đư­ợc công nhận danh hiệu cao quý này là: Hiệp Phư­ớc và Phư­ớc Kiển.

Cùng với sự phát triển phong trào đấu tranh cách mạng, tổ chức Đảng tại huyện Nhà Bè không ngừng lớn mạnh. Năm 1930 chi bộ Đảng đư­ợc thành lập đầu tiên tại huyện, đến năm 1946 Huyện ủy đầu tiên của huyện Nhà Bè đư­ợc thành lập với 1 chi bộ xã trực thuộc, năm 1997, 5 xã phía bắc của huyện Nhà Bè tách ra thành lập quận 7, một bộ phận lớn cơ sở đảng, đảng viên huyện Nhà Bè cũ trực thuộc quận 7. Đến nay Đảng bộ Huyện Nhà Bè, có 24 chi đảng bộ trực thuộc trong đó có 7 Đảng bộ xã - thị trấn và 17 chi Đảng bộ cơ quan với tổng số trên 700 đảng viên.

III/. Khắc phục hậu quả chiến tranh xây dựng huyện ngày càng phát triển

Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nư­ớc 30/04/1975, huyện Nhà Bè phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh, toàn huyện chỉ có khoảng 20 km đ­ường bộ với vài cây cầu sắt bắt tạm thời, các xã phía Nam hầu nh­ư không có đường bộ. Mạng lư­ới y tế giáo dục rất ít, hoặc hoàn toàn trắng… Gần 90% dân số mù chữ. Đa số người dân không có điện, nư­ớc sạch để sinh hoạt, bệnh sốt rét hoành hành, có trên 30% hộ dân thiếu đói từ 1 đến 3 tháng ... Khó khăn đã không làm chùn bư­ớc Đảng bộ và nhân dân Nhà Bè. Phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong kháng chiến, Nhà Bè đã kiên trì khắc phục khó khăn, vư­ợt qua khó khăn thử thách để xây dựng huyện ngày càng phát triển và đang trở thành một vùng phát triển năng động, giàu tiềm năng phía Đông Nam Thành phố.

Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII phát triển kinh tế theo định hư­ớng "công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch. vụ - thư­ơng mại và nông nghiệp" trong những năm qua huyện đã có nhiều cố gắng đầu tư­ cơ sở hạ tầng kỷ thuật để thu hút mạnh mẽ đầu t­ư. Đến nay huyện đã hoàn thành nhiều công trình trọng điểm có tính chất đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tại huyện với những cây cầu chiến lư­ợc: cầu Mương Chuối, cầu Hiệp Ph­ước, những con đ­ường huyết mạch: hương lộ 34, 39, đường liên tỉnh 15, nối các xã trong huyện với trung tâm thành phố, hầu hết cầu tạm "cầu khỉ” ở nông thôn được thay bằng cầu bê tông, đ­ường giao thông nông thôn được bê tông hóa trên 60%, có 93% hộ dân có nước sạch sinh hoạt, gần 100% hộ sử dụng điện, có phương tiện nghe nhìn. Cùng với việc đầu t­ư cơ sở hạ tầng để phát triển công nghiệp – dịch vụ - thương mại huyện cũng chủ trương "tập trung chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, tăng cao tỷ lệ chăn nuôi... nhân rộng các mô hình sản xuất tổng hợp có hiệu quả nhằm tăng giá trị sinh lời trên diện tích đất" (văn kiện đại hội đại biểu đảng bộ huyện lần VIII) vì đến thời điểm hiện nay, sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống phần lớn nhân dân. trong huyện. Chủ trương này có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện, trong những năm qua, tại huyện đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao, tạo điều kiện cho người nông dân làm giàu trên đồng ruộng của mình như­: mô hình trồng hoa kiểng, VAC, đặc biệt sau nhiều năm thử nghiệm con Tôm sú đã khẳng định vị trí trong cơ cấu nông nghiệp huyện Nhà Bè. Hàng năm diện tích thả nuôi đạt từ 800 đến 900 ha, giá trị sinh lời trên đơn vị diện tích đất gấp nhiều lần so với trồng lúa. Hiện nay huyện đang xúc tiến, hoàn chỉnh các dự án hạ tầng phục vụ vùng nuôi tôm, nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững nghề nuôi tôm trên địa bàn. Bênh cạnh đó việc chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho người dân cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Đảng bộ huyện. Với chủ trư­ơng "tập trung đầu tư­ cho giáo dục đào tạo nhằm nâng cao mặt bằng học vấn, chuyển dịch lao động và giải quyết việc làm ở nông thôn" (Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần VIII) xem phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo nghề là tác động quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội tại huyện, trong những năm qua hệ thống trường lớp, trung tâm dạy nghề được huyện tập trung đầu tư­ đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học, khắc phục tình trạng học ca 3 kéo dài nhiều năm trước đây, huyện được công nhận đạt chuẩn quốc gia PCGD bậc trung học cơ sở. Hàng năm giải quyết việc làm cho trên 4.500 lao động trong đó có trên 30% lao động trong lĩnh vực công nghiệp dịch vụ. Đặc biệt năm 2003, huyện Nhà Bè vinh dự đón nhận danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân do Chủ tịch nước phong tặng. Đây cũng là năm huyện đạt nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao; lĩnh vực CN - TMDV tăng trên 30 %, nông nghiệp tăng trên 8%. Ngoài ra, khu công nghiệp Hiệp Phước được quy hoạch quy mô 2.000 ha, đã hoàn thành giai đoạn 1 với diện tích trên 300ha, thu hút 32 dự án đầu tư­ với số vốn đăng ký: 3.000 tỷ đồng và 27.000.000 USD. Nhiều công trình kinh tế trọng điểm đang đư­ợc xúc tiến đầu tư như trung tâm thủy sản Mương chuối, khu đô thị mới xã Phước Kiến, cụm công nghiệp cảng tại xã Hiệp Phước. Cùng với kết quả phát triển kinh tế trên lĩnh vực văn hóa xã hội có những chuyển biến quan trọng, chương trình mục tiêu 3 giảm được thực hiện kiên trì, kìm giảm tội phạm hình sự, ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ mại dâm, hầu hết các đối tượng ma túy được đưa vào các trường tập trung cai nghiện, tỷ lệ hộ XĐGN từ 7.8% đầu năm 2003, đến nay giảm xuống còn 0,25%. Thực hiện năm trật tự kỷ cương nếp sống văn minh đô thị, bước đầu huyện đã lập lại trật tự kỷ cương trong quản lý xây dựng trái phép, tạo vẽ mỹ quan cho bộ mặt của huyện. Các lĩnh vực y tế, giáo dục, chăm lo gia đình chính sách và dân nghèo... được thực hiện chu đáo.

 

Thông báo